EVNHANOI đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng điện an toàn

EVNHANOI tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân đề phòng tai nạn điện trong mùa mưa bão, úng, ngập.

 

Hưởng ứng ngày toàn dân Phòng cháy chữa cháy (PCCC) (4/10). Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) tổ chức các hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo biện pháp an toàn PCCC nhằm nâng cao ý thức chấp hành của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

EVNHANOI thường xuyên phối hợp với Công an PCCC tuyên truyền khuyến cáo an toàn PCCC tới người dân trên địa bàn Hà Nội

Để ngăn ngừa, giảm thiểu các vụ tai nạn về điện trong dân, EVNHANOI đã phối hợp với Đoàn liên ngành quận, huyện, thị xã xây dựng chương trình, kiểm tra an toàn sử dụng điện kết hợp tuyên truyền an toàn, phòng chống cháy nổ điện (phát tờ rơi), ký lập phân định ranh giới trách nhiệm AT-PCCC trong sử dụng điện đối với tất cả đối tượng khách hàng trong đợt kiểm tra.

EVNHANOI tuyên truyền an toàn, phòng chống cháy nổ điện

EVNHANOI cùng Đoàn liên ngành đã khuyến cáo các hộ gia đình khi lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ và bảo vệ điện cần phải tính toán thiết kế theo đúng quy định về an toàn điện và PCCC. Không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn và không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện công suất lớn để tránh trường hợp quá tải.

EVNHANOI phát tờ rơi tuyên truyền, khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Bên cạnh đó, EVNHANOI tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân đề phòng tai nạn điện trong mùa mưa bão, úng, ngập. Để phòng ngừa sự cố lưới điện và đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, EVNHANOI khuyến cáo khách hàng sử dụng điện một số nội dung cần biết như sau:

Đối với hộ gia đình kết hợp kinh doanh:

 Dây dẫn trong nhà phải được tính toán, thiết kế, thi công lắp đặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nên chọn dây dẫn có chất lượng cao, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng khi đi ngầm trong tường nhà. Lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với khả năng chịu tải của các thiết bị tiêu thụ điện. Lựa chọn dây dẫn bằng đồng có tiết diện (mm2) = Công suất sử dụng (W)/1000 (S≥P/1000) nhưng không nhỏ hơn 0,5mm2 là tốt nhất.

 Các mối nối được thực hiện bằng cầu đấu hoặc hộp nối tại vị trí cố định, hoặc được nối so le trên 2 dây dẫn, bọc lại cách điện bằng băng cách điện chuyên dụng.

 Hệ thống điện trong nhà, hệ thống dây sau công tơ cũng phải được định kỳ, kiểm tra, thay thế khi có hư hỏng cách điện có nguy cơ dẫn đến chạm chập.

 Không được câu móc điện tùy tiện, luồn dây điện qua mái nhà, mái tôn, không sử dụng giấy bạc hoặc dây kim loại thay thế cầu chì bị đứt, aptomat bị hỏng, không cắm nhiều phích cắm trên 01 ổ cắm, không cắm trực tiếp đầu dây điện vào ổ cắm. Các mối nối phải chắc, gọn, so le, quấn bằng băng cách điện hoặc nối bằng cầu đấu trong hộp nối cố định. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện, đường dây dẫn điện (khoảng cách tối thiểu là 0,5 m).

 Tách riêng biệt đường điện chiếu sáng với đường điện cho các thiết bị tiêu thụ công suất lớn…từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị và có thiết bị bảo vệ (aptomat) cho từng thiết bị và toàn bộ hệ thống điện chung. Cầu dao, Aptomat phải đặt trong tủ, hộp chuyên dùng và lắp đặt ở vị trí dễ thao tác.

 Không sạc điện thoại, máy vi tính, xe đạp điện…qua đêm hoặc cắm sạc khi không có người ở nhà. Trước khi ra khỏi nhà, nơi làm việc phải cắt aptomat, rút phích cắm điện, tắt các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết.

 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh:

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những ngành nghề sản xuất có sản phẩm dễ cháy, dễ bén cháy, hệ thống điện phải được sửa chữa, kiểm tra thường xuyên và đảm bảo an toàn. Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, sản xuất; hệ thống điện cho chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy. Khi hết giờ làm việc phải ngắt tất cả các thiết bị sử dụng điện ra khỏi nguồn (tắt công tắc, cầu dao, aptomat, rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện).

 Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn và toàn bộ hệ thống điện chung. Không tự ý câu móc điện tùy tiện để tránh hiện tượng quá tải gây chập cháy.

 Không sử dụng lửa trần như: đốt nhang, đèn cầy, đèn dầu, đốt vàng mã, hút thuốc…trong cơ sở. Không tàng trữ, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như: xăng dầu, cồn, ga và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà kho, nhà xưởng, nhà ở kết hợp kinh doanh. Khi hàn phải có biện pháp che chắn vẩy hàn, có phương tiện chữa cháy tại chỗ đảm bảo an toàn PCCC.

 Kho hàng hóa, xưởng sản xuất, nhà ở kết hợp kinh doanh hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra, dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng…Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng… trang bị bình chữa cháy xách tay, mặt nạ phòng độc, khăn mềm ẩm để phòng chữa cháy tại chỗ và chống ngạt khói, có mở khoang cửa thoát nạn, thoát hiểm ở từng tầng.

 Lắp đặt các thiết bị cảnh báo, phòng ngừa cháy sớm; Trang bị đầy đủ nội quy, quy định an toàn PCCC và phương tiện chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy của từng cơ sở, công trình; Thường xuyên kiểm tra duy trì hoạt động của các hệ thống để đảm bảo sử dụng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

 Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC, máy móc thiết bị (tra dầu mỡ giảm hiện tượng phát sinh nhiệt do ma sát); thường xuyên vệ sinh công nghiệp giảm nồng độ nguy hiểm cháy, nổ của bụi gây ra.

 Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra hãy bình tĩnh, nhanh chóng cắt điện khu vực cháy. Hô hoán, báo động cho mọi người biết, sử dụng bình chữa cháy, xô chậu, chăn chiên thấm ướt để chữa cháy và thoát nạn, đồng thời gọi điện thoại cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số 114, chính quyền, công an địa phương nơi gần nhất. cháy, nổ, sự cố, tai nạn xả ra./.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận