Không nên nâng mức khống chế tỷ lệ lãi vay được khấu trừ thuế

  • 26/12/2019 08:53:31
  • Ánh Phương
  • Kinh tế
  • 0

Đây là khuyến nghị của PGS.TS Phạm Thế Anh, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

 

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, thống kê số lượng doanh nghiệp có Chi phí lãi vay/EBITDA theo các mức độ khác nhau thì có kết quả như sau. Ví dụ, vào năm 2016, số DN có tỷ lệ lãi vay/EBITDA > 20% của khu vực DNNN là 396 doanh nghiệp (chiếm 16,5% tổng số DNNN), của khu vực FDI là 673 doanh nghiệp (chiếm 4,9% tổng số DN FDI), của khu vực ngoài nhà nước là 37956 doanh nghiệp (chiếm 8,2% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước).

Như vậy, DN ngoài nhà nước là khu vực doanh nghiệp có tỷ lệ lãi vay/EBITDA là lớn nhất. Tuy nhiên, đây lại là khối doanh nghiệp ít có quan hệ liên kết nhất nên ít chịu sự điều chỉnh của NĐ 20. Trong khi đó, tỷ trọng nhóm doanh nghiệp có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu > 3 và tỷ lệ lãi vay/EBITDA > 20% trong khu vực DNNN là lớn nhất (lần lượt là gần 20,5% và 19,4% trung bình trong giai đoạn 2013-2016). Trong khi đó, trong cùng giai đoạn, tỷ trọng doanh nghiệp có tỷ lệ lãi vay/EBITDA > 20% chỉ là 5,5% trong khu vực FDI và 5,3% trong khu vực ngoài nhà nước. DNNN cũng là nhóm doanh nghiệp có nhiều hoạt động liên kết nhất thông qua mô hình tập đoàn và tổng công ty. Đây chính là lý do tại sao NĐ 20 gặp nhiều sự phản đối từ nhóm doanh nghiệp này.

PGS.TS Phạm Thế Anh trình bày tại Tọa đàm

Khu vực FDI có chi phí lãi vay quốc tế/lãi vay trong nước bằng khoảng 1,2 lần trong giai đoạn 2013-2016. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của nhóm doanh nghiệp này là thấp nhất nhưng không quá xa hai khu vực còn lại (1,6 so với 1,8). Điều này chứng tỏ khu vực FDI chủ yếu có vay nợ từ thị trường quốc tế, rất có thể là từ các công ty liên kết ở nước ngoài. Trong năm 2016, chỉ có khoảng 4,9% số doanh nghiệp trong khu vực FDI có tỷ lệ lãi vay/EBITDA > 20%, và chỉ khoảng 3,4% số doanh nghiệp trong khu vực này có tỷ lệ lãi vay/EBITDA > 30%.

Ngoài việc hạn chế hành vi trốn tránh thuế, việc hạn chế mức trần lãi vay được khấu trừ thuế còn làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế hoặc từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Tương tự, nó cũng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân với DNNN vốn có lợi thế hơn về khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận