Làm sao để doanh nghiệp Việt Nam giảm phụ thuộc?: Ý kiến chuyên gia

Dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp Việt Nam lao đao do nguồn nguyên vật liệu lệ thuộc vào Trung Quốc. Làm sao để giảm phụ thuộc? Báo TNVN lấy ý kiến một số c

 

Chính phủ vừa ban hành một gói tài chính để hỗ trợ nền kinh tế trị giá 280.000 tỉ đồng, trong đó 30.000 tỉ đồng thuộc về thuế còn 250.000 tỷ đồng thuộc về hỗ trợ tín dụng. Gói 250.000 tỷ này sẽ hỗ trợ được các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo tôi như vậy là chưa đủ bởi đây không phải là gói hỗ trợ của Chính phủ, không dùng ngân sách Nhà nước. Chính vì thế việc thực hiện sẽ phụ thuộc vào các ngân hàng (NH) có cân đối được các nguồn vốn để cho vay hay không. Có hay không có gói này thì các NH cũng buộc phải hỗ trợ cho khách hàng của mình, vì nếu khách hàng của họ khó khăn, mất thanh khoản và rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ thì cuối cùng NH sẽ phải gánh chịu mọi khủng hoảng. Tuy nhiên, với chủ trương của Chính phủ thì các NH có thể mạnh dạn hơn, có thể chủ động giãn nợ, khoanh nợ, cơ cấu lại nợ khi được sự đồng ý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tôi cho rằng Chính phủ cần sử dụng ngân sách để hỗ trợ DN, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tương tự gói 30.000 tỷ đồng trước đây hỗ trợ người nghèo có thể mua nhà ở xã hội./.

Trên 50% DN sản xuất công nghiệp phụ thuộc 30 - 40% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó quý II/2020 sản xuất công nghiệp khả năng sẽ không có tăng trưởng. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ các nước, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc như dệt may, da giày. Máy móc thiết bị, nông sản, gỗ và nguyên liệu gỗ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo thông tin của các DN, nguyên liệu sản xuất chỉ còn đủ phục vụ sản xuất đến hết quý I/2020. Sau thời điểm này nếu không có nguyên liệu sản xuất thì nhiều DN sẽ phải dừng hoặc giảm quy mô hoạt động. Trước tình hình này, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực hải quan, đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DN, giảm thuế VAT hỗ trợ DN du lịch, kinh doanh dịch vụ; giãn giảm thuế và giãn nợ ngân hàng cho các DN ngành dệt may, da giày./.

Đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) thương mại, theo tôi trước hết nên tạo điều kiện cho DN tiếp cận với vốn vay kinh doanh thuận lợi hơn, giảm lãi cho các DN thương mại, đồng thời tăng hạn mức tín dụng cho nhóm hàng tiêu thụ mạnh khi có dịch bệnh như: các sản phẩm ăn liền, các mặt hàng thiết yếu... Hai là giảm các chi phí lưu thông, logistic, kho bãi... và việc giảm này phải là sự kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trơ gián tiếp bằng cách giãn thời gian thu phí các dư án BOT giao thông, từ đó DN vận chuyển hàng hóa sẽ được hưởng những giá cước hợp lí và rẻ hơn trong một thời gian. Ba là giãn thuế, tạm thời khoanh nợ một số DN có khó khăn, điều quan trọng là DN phải chứng minh được mức độ suy giảm đó một cách thuyết phục. Bốn là hỗ trợ các chính sách cho người lao đông trong lĩnh vực thương mại do phải thu hẹp địa điểm, giảm nhân viên bán hàng... Không thể ỷ lại vào gói hỗ trợ gián tiếp này mà DN phải tự rà soát đổi mới, tìm những khiếm khuyết trong kinh doanh để khắc phục./.

Công ty cổ phần Suntria Việt Nam đặt hàng Nhà máy sản xuất cầu ăn hướng dương của Ukraina chế biến riêng cho Công ty dòng sản phẩm cao cấp mang thương hiệu “Dầu ăn hướng dương Ozendy” với công nghệ 7 bước lọc, không biến đổi gene. Sản phẩm Dầu ăn hướng dương Ozendy  phân phối độc quyền ở khắp các siêu thị trên cả nước. Khu vực phía Bắc ngoài hệ thống siêu thị, Công ty Suntria còn phát triển hệ thống bán lẻ qua cửa hàng. Công ty Suntria có đội giám sát hàng theo hệ thống, có nhân viên theo tuyến siêu thị, cửa hàng, chăm sóc và kiểm tra số lượng cũng như hạn sử dụng sản phẩm hàng ngày.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp thì hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về chậm trễ do hàng phải thông qua khâu kiểm dịch. Có những đơn hàng chúng tôi bị chậm từ 10 đến 15 ngày. Là một đơn vị luôn lấy chữ tín làm đầu nên đây là điều chúng tôi không mong muốn bởi ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm. Việc chậm trễ khiến Công ty có thời điểm “cháy hàng”. Hiện nay, trong điều kiện giá dầu hướng dương ở châu Âu lên cao, tỷ giá USD và chi phí vận chuyển liên tục tăng, Cty Suntria đang  cố gắng duy trì và hỗ trợ giá cho người tiêu dùng. Chúng tôi mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi để có thể chủ động phục vụ khách hàng tốt nhất./.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận