Chưa nguy nhưng thêm hại

Đầu tháng 11 năm 2020, ở nước Mỹ lại có cuộc bầu cử tổng thống mới, liệu ông có cơ hội tái đắc cử.

Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ ý làm rùm beng thành tích mới của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria nhưng chúng vẫn không chế ngự tình hình chính trị xã hội nội bộ ở Mỹ bằng chuyện phe cánh Đảng Dân chủ thúc đẩy mạnh mẽ và quyết liệt những bước đi cụ thể mới hướng tới mục tiêu chính thức khởi động tiến trình quốc hội tiến hành luận tội và phế truất ông Trump. Trên phương diện này, tình thế đối với ông Trump tiếp tục diễn biến theo chiều hướng ngày càng trở nên thêm bất lợi.

Ngoài quyết tâm nói trên của phía Đảng Dân chủ, hai diễn biến khác gây bất lợi cho ông Trump là có thêm những nhân chứng mới và chứng cứ mới củng cố và xác nhận cho những cáo buộc chống lại ông Trump và trong nội bộ Đảng Cộng hoà đã xuất hiện những biểu hiện phân rẽ nội bộ chứ không còn hoàn toàn và tuyệt đối ủng hộ ông Trump.

Tất cả những diễn biến ấy đều gây nên tác động tai hại và tiêu cực đối với ông Trump cho dù chưa đến mức có thể đẩy người này vào tình trạng nguy hiểm thật sự. Phế truất tổng thống đương nhiệm ở Mỹ là quá trình rất dài và qua nhiều công đoạn chính trị cũng như xưa nay là chuyện chính trị chủ yếu chứ không phải là chuyện pháp lý. Đầu tháng 11 năm 2020, ở nước Mỹ lại có cuộc bầu cử tổng thống mới mà ông Trump rất muốn được tái đắc cử. Từ giác độ hiện tại mà nhìn nhận thì ông Trump có được cơ may đắc cử sáng sủa và thực tế hơn hẳn tất cả các ứng cử viên tổng thống khác. Nhưng nếu chiều hướng diễn biến bất lợi như hiện tại đối với ông Trump chỉ cần cứ được duy trì thôi chứ không nói đến được củng cố hay gia tăng thì cũng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực và tai hại tới cơ may được tái đắc cử tổng thống của ông Trump, tức là rất có thể sẽ đưa đến kết cục là ông Trump bị mất chức trước khi bị truất chức.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận