Lễ hội Dolta ở An Giang

Lễ hội Dolta là lễ truyền thống của người Khmer (lễ cúng ông bà, có ý nghĩa giống như lễ Vu Lan của người Kinh).

 

Hằng năm vào tháng 9, người dân các tỉnh miền Tây Nam bộ lại kéo về 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) để tham gia lễ hội Dolta (lễ cúng ông bà, có ý nghĩa giống như lễ Vu Lan của người Kinh). Lễ Dolta là lễ truyền thống của người Khmer, diễn ra khi các vị sư sãi hoàn tất công việc tu học, bà con phật tử vừa vô chùa lễ Phật và cúng dường chư tăng, nhưng vẫn cúng ông bà và cha mẹ tại nhà. Trong dịp này, người dân thường tổ chức đua bò để ăn mừng.

Các sư sãi trong chùa Rô và bà con nông dân trai gái, già trẻ cùng cấy lúa trước sân chùaCấy lúa trước sân chùakhuyến khích người dân tham gia phát triển nông nghiệp

Một trong những tập tục truyền thống diễn ra tại lễ Dolta là tục “xin nước mưa” (nếu là vùng cao đang bị nạn hạn hán); “rước nước” (nếu là vùng ảnh hưởng mùa nước nổi hàng năm); và “đưa nước” diễn ra vào mùa nước giựt (mùa nước xuống - tức nước rút nhanh ra sông).

Một hoạt động thường thấy trong lễ hội Dolta là các sư sãi trong chùa Rô và bà con nông dân trai gái, già trẻ cùng cấy lúa trước sân chùa. Lễ hội nhằm khuyến khích người dân tham gia phát triển nông nghiệp, duy trì nghề lúa nước trước thực trạng nông dân tại nhiều địa phương đang dần xa rời đồng ruộng, ra thành thị tìm kế sinh nhai do biến đổi khí hậu, nguồn nước từ thượng nguồn ngày càng cạn kiệt, đồng ruộng bị xâm lấn ngập mặn, đất đai bị bỏ hoang và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng...

Cho đến nay, các tập tục trên không chỉ vẫn được bà con Khmer hết sức giữ gìn, phát huy mà nó còn tạo sự thu hút rất đáng kể đối với du khách trong và ngoài nước cùng cộng đồng dân cư khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong dịp lễ hội, người dân thường tổ chức đua bò để ăn mừng. Ảnh: Quý HoàiĐua bò ở An Giang. Ảnh: Nguyễn Quý Hoài

 

Bình luận

    Chưa có bình luận