Thổi hồn cho tượng gỗ Tây Nguyên

Các sinh hoạt, văn hóa, tập tục của bà con dân tộc Tây Nguyên được tái hiện sống động qua các bức tượng gỗ.

 

Trong kho tàng văn hóa đời sống của nhân dân các dân tộc ở Đắk Lắk, tạc tượng gỗ dân gian được biết đến như một loại hình nghệ thuật độc đáo. Nghệ thuật tạo hình mang sắc thái riêng được thể hiện qua những kiến trúc nhà rông, nhà ở, những hình ảnh đời sống của con người lao động, gần gũi với thiên nhiên.

Khi chiêm ngưỡng các bức tượng gỗ, chúng ta có thể nhận thấy các sinh hoạt, văn hóa, tập tục của bà con dân tộc Tây Nguyên được tái hiện sống động. Mỗi bức tượng gỗ là một câu chuyện sinh động về văn hóa, một lát cắt lịch sử trong tiến trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc.

Vì là nghệ thuật dân gian, tượng gỗ được sử dụng rộng rãi, dùng để trang trí trong nhà hoặc trưng bày, tô điểm cho nhà rông, các điểm giao lưu văn hóa địa phương. Những pho tượng gỗ dân gian được tạc đẽo thô mộc, nhuốm màu của thời gian, mưa nắng vẫn mang trọn vẹn sắc thái, hồn cốt của con người và những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thể hiện thông điệp về tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên cây cỏ.

Cao nguyên đại ngàn.

Ngưỡng mộ người xưa.

Tình cha.

Mái tóc phụ nữ.

Nô đùa.

Thày mo.

Hạnh phúc bên nhau.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận