Hát Bội Nam bộ

Giữa cuộc sống hiện đại, loại hình nghệ thuật sân khấu hát Bội vẫn tạo được chỗ đứng vững chãi.

 

Hát Bội mang hơi thở văn hóa truyền thống gắn với những lễ cúng đình, miễu như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Mặc dù không còn thịnh hành như trước đây nhưng giữa cuộc sống hiện đại, loại hình nghệ thuật sân khấu hát Bội vẫn tạo được chỗ đứng vững chãi.

Lễ cúng vía Bà luôn có các đoàn hát Bội diễn miễn phí, liên tục nhiều suất diễn trong ngày để phục vụ nhân dân, bá tánh hành hương.

Nghệ thuật sân khấu hát Bội được coi là loại hình sân khấu cổ điển của Việt Nam. Nó mang tính ước lệ, tượng trưng rất cao, ngôn ngữ thâm thúy, mang đậm triết lý. Những bước chân, những cái chỉ tay lên trời, xuống đất… của diễn viên đều tuân thủ nguyên tắc rất chặt chẽ và biểu thị cho những ý nghĩa nhất định. Hát Bội đặc biệt từ nội dung cốt truyện đến cử chỉ, điệu bộ, lời ca tiếng hát và phục trang biểu diễn. Từ đó, khi hóa trang, các nghệ sĩ phải bảo đảm được thần thái, màu sắc của khuôn mặt phản ánh tính cách nhân vật hóa trang như vua, võ tướng, trung thần, gian thần, nịnh thần,... Bên cạnh đó, màu sắc trang phục từ đỏ, vàng, đen, trắng… cũng biểu hiện được tính cách nhân vật là “kép độc” hay “kép hiền”.

Hát Bội ở Nam Bộ ngày xưa diễn khắp nơi, từ thành thị, chợ búa đến chốn nông thôn hẻo lánh. Phần nhiều vào các dịp Tết, lễ hội, vía bà, cúng đình.

Hát Bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng, đề cao nhân - nghĩa - lễ - trí - tín và đạo lý làm người. Kết cục của những tuồng hát bao giờ cũng có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác, gieo nhân nào hưởng quả ấy… Hát Bội ở Nam Bộ thường được diễn ở khắp nơi, từ thành thị, chợ búa đến chốn nông thôn hẻo lánh. Phần nhiều vào các dịp Tết, lễ hội, vía bà, cúng đình.

Lễ cúng vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Hát Bội ở Nam bộ là biến thể của lối hát Bội cung đình mà những nghệ sĩ, nghệ nhân và những lưu dân mang theo khi tiến sâu về phương Nam mở đất. Hát Bội đã gắn bó với những buồn vui, thăng trầm của lịch sử dân tộc và đất nước suốt mấy trăm năm trở lại đây và là di sản văn hóa phi vật thể.

Đông đảo du khách thập phương đến tham dự Lễ cúng vía Bà Chúa xứ núi Sam.

Mỗi khi có hội cúng đình hoặc lễ, Tết, Ban Tổ chức thường mời một đoàn hát Bội về diễn cho nhân dân xem thỏa thích.

: Ở Nam bộ, các đoàn hát thường diễn những tuồng tích, sử Việt được dàn dựng như Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Thạch Sanh - Lý Thông, Linh Sơn Thánh Mẫu.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận