Cà Mau: Vùng đất thiêng của Tổ quốc

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng cảm thấy bồi hồi khi nghe nhắc đến hai chữ Cà Mau.

 

Cà Mau là vùng đất cuối cùng của Tổ quốc thân yêu và khi được đặt chân lên Đất Mũi chúng ta mới hiểu thấu được tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt đến nhường nào. Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. 

Cà Mau phát xuất từ tiếng Khmer “Tuk-Kha Mau”, có nghĩa là nước đen, màu đặc  trưng của lá tràm rụng xuống từ rừng U Minh, nơi đây là một xứ đầm lầy, ngập nước, hoang dã nên có câu ca dao: “Cà Mau là xứ quê mùa/Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú.

Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Mũi Cà Mau được khai phá vào cuối thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18.

Và chắc hẳn chúng ta cũng sẽ cảm thấy thật thú vị khi hiểu được hành trình lấn biển kỳ diệu của tự nhiên đã được diễn tả qua câu nói ví von “Mắm đi trước, đước theo sau”. Đến Cà Mau không chỉ để chu du ngắm cảnh mà còn là mong ước của rất nhiều người được một lần đến với nơi cuối cùng của Tổ quốc./.

Phơi cá trong làng chài Đất Mũi.

Quà tặng của biển.

Người dân rất tự hào với tay nghề vá lưới của mình.

Sau mỗi chuyến ra khơi, lưới được phơi, vá cẩn thận.

Cư dân trong một xóm chài ở Đất Mũi. Những ngôi nhà sàn nằm sát nhau bên bờ sông có những lối đi nhỏ hẹp để xuống bến tàu.

Biển trời Cà Mau mênh mông. Bờ biển Cà Mau dài gần 254km, trong đó có 107km bờ biển đông và 147km bờ biển tây.

Nguyễn Nam Phương

 

Bình luận

    Chưa có bình luận